KỸ THUẬT CHĂM SÓC RỄ MAI
Ngày Tết đến gần cũng là lúc những chậu hoa mai có điều kiện được tỏa sáng và khẳng định vị trí quan trọng của mình trong không gian ngôi nhà của gia chủ. Vì thế, để gia chủ sở hữu được một chậu mai xinh đẹp, tràn đầy sức sống thì việc chăm sóc mai Tết giá rẻ là rất quan trọng, đặc biệt là bộ rễ. Với những chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc rễ mai vàng Việt Nam dưới đây sẽ giúp gia chủ có được chậu mai ưng ý.
Người dân Việt thường chọn cây mai để thờ cúng và trang trí trong nhà không phải là điều ngẫu nhiên. Hoa mai trong ngày lễ Tết, đặc biệt là Tết tại Nam Bộ, có ý nghĩa rất linh thiêng và quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Cứ mỗi khi Tết đến, đường phố và nhà cửa người Việt đều trang trí những đóa hoa mai vàng. Những cành mai được mọi người kỹ lưỡng lựa chọn để mang về dâng lên ông bà tổ tiên, cầu mong cho một năm mới an khang, hạnh phúc. Thế nhưng ít ai biết được vì sao mai vàng lại là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền của người Việt. Đó là lý do mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích để hiểu hơn về văn hóa người Việt.
Nguồn gốc hoa mai
Trong tiếng Anh, hoa mai là Apricot Flowers và có tên khoa học là Ochna integerrima. Ngoài ra, cây mai còn có tên khác là cây hoàng mai. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và rất được yêu thích vào ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam. Tại Việt Nam, cây mai chủ yếu có mặt tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống.
Kỹ thuật tạo bộ rễ đều cho cây mai
Một số nhà sành mai thường sử dụng phương pháp chẻ rễ để giúp cho bộ rễ cây mai được đều hơn. Phương pháp này tương tự như chiết cành, cắt những sợi rễ xấu bỏ đi rồi thay vào vết cắt đó là những sợi rễ tốt, chăm sóc một thời gian đến khi bộ rễ khỏe khoắn thì tiến hành chẻ. Kĩ thuật này rất đơn giản, giúp tiết kiệm phôi cấy vì bạn có thể lấy phôi ngay chính bộ rễ của cây. Khi chẻ, các bạn phải nhổ nguyên cây mai ra chậu đất rồi chẻ, sắp xếp các chiếc rễ theo ý muốn rồi lại trồng vào chậu. Phương pháp này có thể dùng tối đa 3 lần để giúp cho bộ rễ của hoa mai um tùm, tràn đầy sức sống để nuôi các bộ phận của cây. Kĩ thuật này được ứng dụng nhiều ở các cơ sở bán mai Tết nhằm giúp cho bộ rễ của cây mai được đẹp hơn, loại bỏ những phần rễ không ưng ý, thêm vào những phần rễ chất lượng.
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về các giống hoa mai vàng
Kỹ thuật chăm sóc rễ mai bằng phương pháp cắt tỉa
Sau khi trải qua giai đoạn cắt, chiết trong kỹ thuật chăm sóc mai thì rễ cây mai cũng mất đi nhiều sức lực. Vì thế, các hộ trồng mai phải tiến hành chăm sóc, bón phân, tưới nước một cách khoa học nhất. Nếu cảm thấy bộ rễ yếu thì bạn nên hạn chế tưới phân trực tiếp vào rễ mà hãy tưới qua lá để rễ có thể hấp thụ từ từ và khỏe mạnh hơn, đây là cách chăm sóc rễ mai đẹp nhất và nhanh có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên bổ sung các chất kích thích mọc rễ như Atonik, vitamin B1, hoặc nước vo gạo cũng sẽ mang lại hiệu quả cao. Lớp đất trồng mai quá dày và kín thì các bạn nên xới đất cho mềm mịn hoặc dùng cây đâm nhiều lỗ nhỏ trong chậu để rễ cây dễ quang hợp, dễ phát triển. Theo các nghệ nhân tại các cơ sở cho thuê mai Tết thường khuyến khích trồng mai vào các chậu lớn để bộ rễ mai có điều kiện mọc dài, phát triển lớn hơn, duy trì sự sống cho cây. Phương pháp thay đất mới cho cây mai cũng giúp cho rễ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Mai là loài chịu khô nóng giỏi vì thế bạn chỉ cần 2 ngày tưới nước cho cây 1 lần. Nếu bạn chăm sóc kỹ quá, tưới nước nhiều thì cũng không tốt cho bộ rễ, hãy dành thời gian chăm sóc và tìm những kỹ thuật tạo bộ rễ của vườn mai vàng bến tre đẹp nhất cho dịp Tết. Để khắc phục trường hợp đó, thì bạn có thể đục nhiều lỗ thoát nước để tránh tình trạng ngập úng. Bên cạnh đó, hộ trồng mai cũng nên phòng bệnh sâu hại tấn công cho bộ rễ được tốt nhé!
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.